Xây nhà nuôi chim yến: “Vàng trắng” chưa thấy đã bị “trắng tay”?

Xây nhà nuôi chim yến: Nghề “bạc tỷ”, “vàng trắng” rơi tận tay

Xây nhà nuôi chim yến: “Vàng trắng” chưa thấy đã bị “trắng tay”?

– Nghề yến được mệnh danh là nghề “bạc tỷ” bởi nguồn thu nhập khủng có thể lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm, trong khi chỉ cần đầu tư một lần để xây nhà nuôi chim yến. Đây được đánh giá là nghề mang đến nguồn thu nhập thụ động ổn định và có tính bền vững.

– Mô hình hoạt động nhà yến rất đơn giản. Ngoại trừ việc bỏ vốn ban đầu để xây nhà yến và sắm trang thiết bị kỹ thuật, người nuôi hầu như “chẳng mất công, mất tiền gì nhiều” về sau. Có chăng thì chỉ là mức chi phí cho việc tu sửa, bảo dưỡng nhà yến. Bởi yến là loài chim tự nhiên, không tốn thức ăn, công chăm sóc, lại ít dịch bệnh.

– Có thể thấy đây là một nghề chờ “vàng trắng” trao tận tay, khi giai đoạn chuẩn bị hoàn tất thì chỉ đợi yến đến xây tổ rồi thu hoạch. Ở nhiều tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Lâm Đồng,… đã có không ít tỷ phú giàu lên từ nghề yến với thu nhập 400 – 500 triệu đồng/tháng.

– Tuy nhiên, những điều kể trên chỉ “bức tranh màu hồng”, là một mặt “rất ngọt ngào” của nghề xây nhà dụ yến. Có câu “ngọt mật chết ruồi”. Nghề nuôi yến làm giàu tưởng “ngon ăn” nhưng không “dễ ăn” như nhiều người lầm tưởng. Chỉ cần mơ mộng, thiếu tỉnh táo một chút rất dễ thất bại. Bằng chứng là thực tế tầm 5 năm trở lại đây, nhà nuôi yến thành công thì ít còn thất bại thì nhiều.

Nuôi yến làm giàu: “Vàng trắng” chưa thấy, nguy cơ “trắng tay” rất cao

– Từ khoảng năm 2005, xây nhà dụ yến không còn là nghề “độc quyền” của miền biển, nhiều tỉnh thành ở khu vực Nam Bộ đã bắt đầu “đua nhau” xây nhà yến. Tuy nhiên không như 10 năm trước, vài năm gần đây nghề yến đã trở thành một nghề đầy tính rủi ro. Để có được một nguồn thu nhập tốt từ nhà yến ở thời điểm hiện tại đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ vốn, vị trí xây nhà, kỹ thuật nuôi chim yến lấy tổ đến giá thu mua, cạnh tranh thị trường, thậm chí là yếu tố may mắn “trời cho”.

– Đã có rất nhiều trường hợp dồn vốn mua đất xây nhà, chờ nhiều năm chỉ được vài đôi yến lượn vào rồi đi. Không ít trường hợp còn thiệt hại nặng nề hơn khi đổ ra hàng tỷ đồng để xây 1, thậm chí 2, 3 nhà yến nhưng vài năm số lượng tổ yến thu hoạch chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nghề yến hiện nay “vàng trắng” khó ăn, rủi ro “trắng tay” lại rất cao.

Nhà yến “mọc như nấm” nhưng tốc độ tăng trưởng đàn yến lại có hạn

Xây nhà nuôi chim yến: “Vàng trắng” chưa thấy đã bị “trắng tay”?

– Từ những tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải miền Trung, đến gần đây là Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, nhà yến đều “mọc lên như nấm sau mưa”. Số lượng nhà yến đang tăng chóng mặt.

– Theo số liệu thông kê, tính đến tháng 10/2019, nước ta có 42/63 tỉnh thành có nuôi chim yến với tổng số 24.352 nhà yến. Năm 2017, số lượng nhà yến của nước chỉ có 8.300 nhà. Như vậy chỉ trong 2 năm, số lượng nhà yến đã tăng hơn 300%.

– Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng, phân đàn của quần thể chim yến Việt Nam lại có hạn. Việc số lượng nhà yến bùng phát quá nhanh trong thời gian ngắn khi đàn chim yến tăng trưởng, phân đàn không kịp gây ra tình trạng mất cân bằng.

– Đây là một trong những lý do vì sao dù xây dựng nhà yến ở khu vực mật độ chim yến cao nhưng lại khó dẫn dụ nhiều chim bởi đã có quá nhiều nhà yến dựng lên trước đó. Đây là một trong các nguyên nhân tạo nên rủi ro nghề nuôi chim yến. Không thể xây ở nơi mật độ chim yến thấp. Trong khi những nơi mật độ chim cao thì thường đã có nhiều nhà yến. Dù nhà yến xây xong có kỹ thuật tốt thì cũng khó thể cạnh tranh với những nhà cũ, thường phải đợi thời gian rất lâu.

– “Các tỉnh Bình Phước, Đăk Lăk, Giai Lai, Lâm Đồng, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh… hiện có tốc độ xây dựng nhà yến tăng chóng mặt, từ nhà yến nhiều tầng, nhà yến cấp 4 đến mô hình nuôi yến trong nhà. Trong khi yến không kịp phân đàn. Dù nhà có yến nhưng chưa chắc đảm bảo được năng suất cao. Xây nhà ở những khu vực này tính rủi ro rất lớn.” – anh Lê Văn Liêm – một chủ nhà yến lâu năm (ngụ ở Ea H’Leo, Đăk Lăk) chia sẻ.

Quần thể chim yến có nguy cơ tan rã, suy giảm do tăng đàn liên tục, biến đổi khí hậu, nạn săn bắt

Xây nhà nuôi chim yến: “Vàng trắng” chưa thấy đã bị “trắng tay”?

– Trong hội thảo khoa học “Phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” (ở Nha Trang – Khánh Hoà), các nhà khoa học, nhà quản lý đã đưa ra cảnh báo quần thể chim yến nước ta có nguy cơ tan rã do tốc độ đô thị hoá, biến đổi khí hậu, nhất là việc tăng đàn liên tục ngoài kiểm soát.

– Biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh sống của đàn chim yến tại Việt Nam. Nhưng đặc biệt hơn, việc ồ ạt xây nhà nuôi yến một cách tự phát, thiếu quy hoạch đã khiến quần đàn chim yến tăng nhanh gây mất cân bằng hệ sinh thái, tạo ra sự cạnh tranh lớn về nguồn thức ăn. Thêm việc rừng tự nhiên suy giảm, quy hoạch sử dụng đất thay đổi nhiều càng tác động lớn đến sự di cư của quần thể chim, khiến các đàn yến phải dịch chuyển đến nơi khác kiếm ăn.

– Bên cạnh đó, nạn săn bắt chim yến giết lấy thịt hay làm vật phóng sinh cũng gây ảnh hưởng rất lớn, làm suy giảm cá thể đàn. Chim yến bị bẫy bắt, trở thành nguyên liệu chế biến món ăn được gắn mác “sản vật”. Một số nơi có tình trạng bắt chim yến bán làm vật phóng sinh ở các chùa, miếu thờ. Chim yến dù được phóng sinh khả năng sống vẫn rất thấp.

“Nạn săn bắt chim yến ở Lagi và nhiều nơi khác gây thiệt hại nặng nề hàng năm. Cứ mùa nóng, thức ăn dồi dào, chim trong Nam bay ra, sẵn nhà định cư, sang mùa lạnh lại bị săn bắt, thiệt hại biết bao nhiêu cho tổng đàn chim Việt.” – ông Phạm Huy Hoàng (ngụ tại Lagi – Bình Thuận) chia sẻ.

– Những vấn đề trên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất thu hoạch nhà yến, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ nuôi yến tại nhiều khu vực. Đây cũng là yếu tố mang đến tính rủi ro cao khi xây dựng nhà yến ở thời điểm hiện tại.

– Tại Việt Nam, chim yến thuộc nhóm IIB trong Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30-3-2006 của Chính phủ. Nếu săn bắt, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép chim yến sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 300 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, theo quy định tại khoản 1 điều 234 BLHS 2015.

 

———————
SHOP TỔ YẾN NN
☎ Hotline: (84) 0909609013 – (84) 0948222121

website:https://shoptoyennn.com/

Đánh giá post

Trả lời

Contact Me on Zalo
0948.222.121