Bệnh GOUT có dùng được tổ yến?

1. Bệnh Gout là gì?

– Gout (hay còn gọi là bệnh thống phong) không còn là vấn đề của riêng nam giới tuổi trung niên mà ngay cả những người có độ tuổi dưới 30 tỉ lệ mắc bệnh gút cũng rất cao.

– Gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể làm tăng acid uric trong máu, gây nên những cơn đau ở các khớp, thường từ khớp nhỏ ở gối, mắt cá chân, bàn chân, cổ tay và đặc biệt là ở đầu ngón chân cái.

– Bệnh Gout là một dạng tổn thương khớp xương nghiêm trọng gây đau nhức, khó khăn trong việc sinh hoạt và có khả năng dẫn đến tàn tật. Khi bạn ăn thực phẩm có chứa nhiều chất đạm (purin), lựng purin chuyển hóa thành axit làm nồng độ axit uric trong máu tăng cao quá mức, gặp yếu tố thuận lợi, axit uric lắng đọng tạo thành các tinh thể muối Urat bao quanh khớp xương làm phá hủy khớp, làm người bệnh bị đau đớn dữ dội.

– Các nghiên cứu cho thấy nam giới ở độ tuổi trung niên là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh gút, tuy nhiên ở độ tuổi nào cũng có nguy cơ mắc bện

Bệnh GOUT có dùng được tổ yến?

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh Gout:

· Đau khớp dữ dội, nhất là sau bữa ăn giàu đạm sẽ gây đau dữ dội trong vòng 4-12h.

· Cơn đau khớp dữ dội về đêm, cơn đau có tính chất tái phát theo đợt

· Da bị đỏ, ngứa và bong tróc trông như nhiễm trùng. Khi cơn đau thuyên giảm, bạn sẽ thấy khớp bị ngứa và vùng da xung quanh bong tróc.

· Tại các khớp hình thành tinh thể (hạt tophi) sắc nhọn, gây ra viêm, sưng, đau ở các khớp và mô xung quanh làm người bệnh bị đau đớn dữ dội.

· Cơn đau khiến bệnh nhân khó vận động chân tay, đi khập khiễng, dáng đi xiêu vẹo,…

3. Biến chứng của bệnh Gout:

Gout là bệnh cấp tính với những cơn đau thình lình, dữ dội, việc điều trị ở giai đoạn sớm không quá khó khăn. Nhưng nếu chẩn đoán chậm trễ, bệnh diễn tiến nặng hơn và dẫn tới tổn thương khớp vĩnh viễn, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe người bệnh:

· Gây hỏng khớp, tàn phế: Các hạt tophi bệnh gout không được điều trị sẽ phá hủy khớp, yếu cơ, mất khả năng vận động của các khớp tay, chân, tàn phế, liệt chi…

· Gây bệnh về thận: Việc chuyển hóa purin thành acid uric tăng cao, dẫn đến dư thừa tinh thể muối urat không chỉ gây ra bệnh gút mà còn gây sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận…

· Tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến: Tinh thể urat lắng đọng tạo thành mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, tổn thương van tim, giảm lưu thông máu,… nguy cơ dẫn tới đột quỵ rất cao.

· Dễ bị nhầm lẫn với viêm khớp nhiễm khuẩn: Điều này khiến việc điều trị sai cách, không đem lại hiệu quả, bệnh trở nên nặng hơn, gây dị ứng thuốc kháng sinh, thậm chí là tử vong.

Bệnh GOUT có dùng được tổ yến?

4. Nguyên nhân gây ra bệnh gout:

Theo các chuyên gia xương khớp cho biết, nguyên nhân gây ra bệnh gout là do: Yếu tố di truyền, chế ăn nhiều purin (có nhiề trong bia, rượu), nhiều đạm, thói quen ít vận động, uống ít nước, độ tuổi càng lớn càng dễ mắc bệnh gout…

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khách quan khác hãy cùng Shop tổ yến NN tham khảo nhé:

· Do tăng sản xuất acid uric nội sinh.

· Do thận giảm đào thải acid uric .

· Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều purin như các loại thịt đỏ và thủy hải sản.

5. Nguyên tắc điều trị bệnh Gout

Những người bệnh gout đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống. Một chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ hàm lượng chất dinh dưỡng cần thiết giúp cho người bệnh sẽ nhanh chóng kiểm soát được bệnh lý, giảm triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.

· Cần cung cấp đủ năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu của cơ thể.

· Giữ cân nặng trong giới hạn bình thường, tránh không bị thừa cân, béo phì cũng như tránh không để bị suy dinh dưỡng.

· Lượng chất đạm (protein) rất cần thiết cho cơ thể nhưng cần ăn ở mức vừa phải, tránh ăn quá nhiều để giảm lượng purin trong bữa ăn, vì purin có nhiều trong các thực phẩm giàu chất đạm.

· Chất béo cũng cần thiết cho cơ thể, nhưng cần ăn vừa phải để không gây ra thừa cân, tăng mỡ máu, không nên ăn các loại thịt bò, lợn, vịt, gà có nhiều mỡ, mà nên ăn các loại hạt có nhiều dầu như lạc, vừng, đậu tương, oliu…

· Bổ sung thêm 500 – 1000mg vitamin C hàng ngày.

· Uống nhiều nước để tăng đào thải acid uric, nên uống nước khoáng kiềm.

· Chế biến thức ăn bằng cách luộc hoăc hầm (nhiều nước) nhất là với thịt, hạn chế ăn phần nước để giảm lượng purin trong nước.

6. Bệnh nhân Gout nên và không nên ăn gì?

Bệnh GOUT có dùng được tổ yến?

Tùy vào thể trạng cơ thể sẽ chọn ra những món ăn chứa các chất dinh dưỡng phù hợp và dễ dàng kiểm soát được bệnh lý. Những lưu ý cho bệnh nhân Gout trong việc lựa chọn thực phẩm để có thể dễ dàng thiết lập cho mình một chế độ ăn hợp lý:

6.1 Nhóm thực phẩm người bệnh Gout nên ăn:

Câu hỏi mà nhiều người rất quan tâm về chế độ ăn cho người bị gout. Đa số người bệnh hoang mang vì phần lớn những thực phẩm họ dùng đều có nhiều purine hoặc fructose. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm dành riêng cho người bị gút có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy bạn có thể dùng thoải mái, chẳng hạn như:

· Trái cây: tất cả các loại trái cây đều tốt cho người bệnh gout. Thậm chí, quả anh đào còn giúp ngăn ngừa các đợt gout do làm giảm tình trạng viêm và mức axit uric trong cơ thể

· Rau quả: Hầu hết các loại rau đều tốt trong việc điều trị bệnh gout, như khoai tây, nấm, cà tím và rau xanh · Ngũ cốc nguyên hạt: Người bị gout nên ăn ngũ cốc gì? Yến mạch, gạo lứt và lúa mạch là các loại thực phẩm tốt cho người bệnh gout

· Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

· Các loại đậu: đậu lăng, đậu nành, đậu phụ

· Đồ uống: cà phê, trà và trà xanh

· Các loại thảo mộc và gia vị

· Các sản phẩm từ sữa

· Dầu thực vật

· Các loại hạt

· Trứng Sữa ít béo, các sản phẩm từ đậu nành, các chất bổ sung vitamin C có thể giúp ngăn ngừa bệnh gout do làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Các sản phẩm bơ sữa giàu chất béo dường như không ảnh hưởng đến mức axit uric.

6.2 Nhóm thực phẩm người bệnh Gout hạn chế ăn

Đường fructose và đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout mặc dù chúng không chứa nhiều purine. Vì thế, nếu được hỏi bệnh gút kiêng gì thì cũng đừng quên các món đồ ngọt nhé!

Như đã nói, purine chính là “thủ phạm” gây ra các cơn gout đột ngột. Vì vậy, để kiểm soát bệnh thì nên tránh ăn những phẩm giàu purine. Song song đó, bạn cũng nên tránh những thực phẩm có hàm lượng fructose cao. Dưới đây tổng hợp một số thực phẩm bệnh gout nên tránh dùng:

· Nội tạng động vật: Gan, thận, não, tim…

· Thịt: Trong các loại thịt, bệnh gout kiêng ăn gì? Thịt gà lôi, thịt bê và thịt nai là các món mà người bệnh gút cần tránh

· Cá: Cá trích, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá cơm, cá tuyết…

· Hải sản: Bệnh gút kiêng ăn những gì? Người bệnh gout nên tránh những món như: sò điệp, cua, tôm

· Đồ uống có đường: Nước ép trái cây và nước ngọt

· Thực phẩm nhiều fructose: mật ong, siro chứa fructose

· Nấm men: Men dinh dưỡng, men bia và các chất bổ sung men khác.

Nhiều người bệnh lầm tưởng rằng chỉ cần ăn kiêng là có thể trị bệnh gout dứt điểm mà không cần thuốc. Hệ quả là, người bệnh thường quá khắt khe trong chế độ ăn uống và dẫn đến nhiều tác hại cho sức khỏe như: dễ bị ốm, tâm trạng thất thường, mệt mỏi, stress,…

Gout bắt nguồn nguyên nhân từ sự rối loạn chuyển hóa phức tạp của cơ thể, và liên quan nhiều đến chức năng chuyển hoá, sự đào thải axit uric của thận.

Bởi lẽ đó, để điều trị hiệu quả, người bệnh cần ổn định chuyển hoá kết hợp với việc ngăn được sự hình thành axit uric ngay từ ban đầu, thay vì chỉ giảm đi triệu chứng và tăng cường đào thải axit uric qua thận.

7. Người bị bệnh Gout có ăn được tổ yến?

Bệnh GOUT có dùng được tổ yến?

– Bạn đừng quá lo lắng vì bệnh gout có thể được kiểm soát bằng thuốc, chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Một số loại thực phẩm giàu purine có thể gây ra các cơn gout bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Đối với những người khỏe mạnh, những thực phẩm nhiều purine không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, những người bệnh gout do không có khả năng loại bỏ axit uric hiệu quả nên tiêu thụ quá nhiều purine sẽ làm tích trữ axit uric và gây ra cơn gout. Vì thế, nếu hỏi bị bệnh gút kiêng ăn gì thì chắc chắn bạn nên cẩn thận với các loại thực phẩm giàu purine.

– Tổ yến từ trước đến nay được biết đến là một thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Để trả lời câu hỏi người bị bệnh Gout có ăn được tổ yến hay không, chúng ta cần căn cứ vào hàm lượng purin có trong tổ yến. Sở dĩ bệnh nhân bị lên cơn đau gút là do purin đi vào cơ thể và chuyển hóa thành axit uric.

– Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì tổ yến không chứa hàm lượng purin quá mức cho phép, không thể gây hại và làm khởi phát cơn đau Gout cấp. Vì thế bệnh nhân bị Gout hoàn toàn có thể yên tâm bổ sung tổ yến vào chế độ ăn mà không cần quá lo lắng.

– Bên cạnh đó trong tổ yến có chứa hiều protein, chất đạm, đường cùng các vi chất, khoáng chất cơ thể rất dễ hấp thu như natri, kali, các acid amin tốt cho hệ tiêu hóa. Hàm lượng protein trong yến sào khoảng 50 -55%. Đây là con số lý tưởng để đánh giá giá trị của yến sào đối với sức khỏe.

– Ngoài ra các loại acid amin: Aspartic acid, acid amin Serine, acid amin Tyrosine, acid amin Phenylalanine, valine, acid amin arginine, acid aminleucine… rất thích hợp với người ốm dậy, đang điều trị bệnh hoặc có nhu cầu bồi bổ sức khỏe. Tổ yến còn giúp cơ thể tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, phòng tránh sự suy giảm các chức năng của cơ thể – Nhất là thận trong quá trình chữa bệnh Gout.

Gout là nguyên nhân khiến cho các mô khớp bị viêm nhiễm, gây thoái hóa và biến dạng cấu trúc xương. Còn tổ yến lại có công dụng bảo vệ xương khớp, giúp tăng tiết dịch nhầy tại bọc sụn, tăng khả năng hấp thụ canxi và đào thải acid uric khỏi cơ thể – Vốn là nguyên nhân gây ra bệnh Gout.

Chế biến tổ yến kết hợp gia vị cho người bệnh Gout

Chế độ ăn của người bệnh Gout cần phải được đảm bảo hạn chế tối đa thực phẩm có chứa purin. Nên khi chế biến tổ yến cho người bệnh này, bạn nên sử dụng phương pháp chế biến yến đơn giản như yến chưng cách thủy đường phèn, yến chưng hạt chia, yến chưng vị gừng hoặc kết hợp với một vài nguyên liệu khác như Táo đỏ, kỷ tử…

Đánh giá post

Trả lời

Contact Me on Zalo
0948.222.121